Are you sure?

A tiny question that stops me from overreacting and misjudging people.

“Are you sure?”

It sounds harmless, but it’s the one question that rings in my head whenever my thoughts start turning into courtroom monologues. It stops me in my tracks. It makes me ask:
Wait. Am I sure?
Am I sure I’m thinking straight?
Am I sure that person is really as awful as I think?

I first came across these ideas through a teacher — someone I also saw as an older brother, a guide on my journey to understanding myself. He often says:
“Be careful with your thoughts.”
When I first heard about it, I nodded, like " Yeah, cool,” but I didn’t fully get it until I started meditating a few minutes a day, every day, for a few years. I slowly realized that my thoughts can be drama queens. They’re not always telling the truth.

Later, in Sociology and now in Social Psychology class, I learned the name of what I’d been experiencing:
Cognitive bias. Biases are mental shortcuts our brains use to save energy. They help us make quick decisions without overthinking everything. And they’re not evil. But they can steer us very, very wrong. Scientists have discovered hundreds of biases, yet the one that trips me up most in my daily life is called:
The Fundamental Attribution Error.
To explain, it’s when someone behaves badly, and I immediately think:

  • “They’re rude.”

  • “They’re selfish.”

  • “They’re that kind of person.”

But when I behave badly? Oh, that’s different. I was tired. I had a bad day. It’s not who I am, it’s what happened to me. Brains are great at justifying us and judging them.

Since moving to the U.S., a full-on cultural hotpot, I have encountered this constantly. And honestly, I am a hotpot myself: psychology, meditation, personal freedom, religious upbringing, and a deep desire not to be micromanaged by anyone- all swirling inside a tiny head.

I grew up Catholic, baptized at one month old, surrounded by a 99% Catholic community (rough estimate, but it feels real). I studied Catholic teachings for nearly a decade, and one line always echoed loudest:
“Love one another as I have loved you.” (John 13:34)

But no one ever taught me how to love people. Especially the difficult ones.

That’s where understanding bias actually helped. Because here’s the thing: You can’t love someone if you’re busy judging the story your brain made up about them. And my brain? Oh, it’s got a whole Netflix series running about people based on one sentence they said.

Once, a client talked to me in a bossy tone. My brain went, “How rude. Who do they think I am?” But I paused, breathed, and asked them gently why they needed that task done. Their answer stunned me. They weren’t rude. They were overwhelmed. They were panicking. They didn’t know how to ask nicely. And I almost missed it, because I had already decided who they were. It wasn’t personal. But my reaction was.

So now, whenever my thoughts start building their little narratives, I try to stop and ask, “Are you sure?”

Also… I don’t always succeed at this.

There are days when I don’t pause. Days when I react. Days when I can feel the bias rising, the judgment building, and I just let it run wild because I’m too tired, too stressed, or honestly just too human in that moment. It is impossible for me to stay calm at all times.

And I’ve learned to say: “that’s okay”.

It’s time for compassion, whether for others or for myself. Compassion requires energy and care, and it starts from the inside out. So before I try to open my heart to someone who’s pushing all my buttons, I also have to ask:
“Am I taking care of myself enough to do this right now?”

This isn’t a journey of perfection. It’s a practice. A slow one.
And when I slip up, and I will, judging myself doesn’t help. Starting again does.

So I am writing this not just to remember the question, Are you sure?”
But to remember that I won’t always be. And that’s okay, too.

Một câu hỏi nhỏ xíu giúp mình không phán xét sai người khác.

“Are you sure?” (Bạn chắc chứ?)

Nghe thì vô hại, nhưng đây là câu hỏi vang lên trong đầu mình mỗi khi suy nghĩ bắt đầu biến thành một phiên tòa nội tâm. Nó khiến mình khựng lại. Khiến mình tự hỏi:
Khoan đã. Mình có chắc không?
Mình có đang nghĩ đúng không?
Người kia thật sự tệ như mình đang tưởng à?

Mình biết đến những ý niệm này lần đầu tiên từ một người thầy, cũng là người anh, người mình xem như người dẫn đường trong hành trình hiểu mình. Ảnh hay nói:
“Hãy cẩn thận với suy nghĩ của mấy đứa.”

Lần đầu tiên mình nghe thì mình cũng gật gù kiểu “Ừ thì cũng đúng”, nhưng thật ra chưa hiểu lắm, mãi cho đến khi mình bắt đầu thực hành thiền vài phút mỗi ngày, đều đặn suốt vài năm. Dần dần, mình nhận ra: suy nghĩ của mình đôi khi cực kỳ drama. Chúng không phải lúc nào cũng nói thật.

Sau này, khi học lớp Xã hội học và giờ là Tâm lý học xã hội, mình mới biết rằng cái mình trải qua có tên:
Cognitive biasthiên kiến nhận thức.

Đây là những đường tắt mà não bộ tạo ra để tiết kiệm năng lượng. Chúng giúp mình đưa ra quyết định nhanh mà không cần phân tích từng li từng tí. Nghe thì tiện, và không hề xấu. Nhưng những shortcut này đôi khi dẫn ta lạc đường không phanh. Các nhà khoa học đã phát hiện hàng trăm kiểu bias, nhưng cái khiến mình vấp nhiều nhất trong đời sống hằng ngày có tên là:
Fundamental Attribution ErrorLỗi gán ghép bản chất.

Về cơ bản thì nó xảy ra khi ai đó cư xử không đúng, và mình lập tức nghĩ:

  • “Người này thô lỗ thật sự.”

  • “Ích kỷ ghê.”

  • “Loại người kiểu đó đấy.”

Nhưng khi chính mình cư xử tệ thì sao? Ồ, chuyện khác hẳn. Mình mệt. Mình trải qua một ngày tệ. Đó không phải là con người mình, chỉ là hoàn cảnh thôi. Não mình rất giỏi bào chữa cho bản thân, và rất nhanh tay phán xét người khác.

Kể từ khi chuyển đến Mỹ, một cái nồi lẩu văn hóa đúng nghĩa, mình gặp chuyện này thường xuyên hơn. Và thật ra… chính mình cũng là một cái nồi lẩu: tâm lý học, thiền định, tự do cá nhân, lớn lên trong đức tin, cộng thêm nỗi sợ bị ai đó kiểm soát, tất cả cuộn xoáy trong một cái đầu nhỏ bé này.

Mình lớn lên trong môi trường Công giáo, được rửa tội lúc mới 1 tháng tuổi, sống giữa cộng đồng gần như 99% theo đạo (ước chừng thôi, nhưng chắc không sai). Học giáo lý gần 10 năm, và câu mình nghe nhiều nhất là:
“Anh em hãy yêu thương nhau như Thầy đã yêu thương anh em.” (Gioan 13:34)

Nhưng không ai dạy mình cách để thương người khác. Nhất là những người… khó thương. Và lúc đó, hiểu về bias mới thật sự giúp ích. Vì sự thật là: Bạn không thể yêu ai khi còn đang bận phán xét câu chuyện mà não bạn bịa ra về họ. Mà não mình? Ồ, nó có hẳn nguyên một series Netflix chuyên viết về người khác chỉ từ một câu họ nói.

Có lần, một khách hàng nói chuyện với mình bằng giọng ra lệnh. Não mình phản ứng liền: “Ủa, ai cho bạn cái quyền đó?” Nhưng mình dừng lại, hít thở, và hỏi họ nhẹ nhàng vì sao họ cần việc đó được làm. Câu trả lời khiến mình đứng hình. Họ không thô lỗ. Họ đang hoảng. Họ rối. Họ không biết cách nói chuyện cho nhẹ nhàng. Và mình suýt bỏ lỡ điều đó, chỉ vì mình đã quy kết họ ngay từ đầu. Chuyện đó không mang tính cá nhân. Nhưng phản ứng của mình thì có. Từ đó, mỗi khi đầu óc mình bắt đầu dựng phim, vẽ kịch bản, mình cố dừng lại và tự hỏi:
“Are you sure?”

Nhưng mình không phải lúc nào cũng làm được điều đó.

Có những ngày mình không dừng kịp. Có những ngày mình phản ứng liền. Có lúc mình cảm nhận được bias đang trỗi dậy, sự phán xét đang bốc khói, và mình cứ để nó bùng lên vì quá mệt, quá stress, hoặc chỉ đơn giản là... mình cũng là con người.

Và mình học cách nói với bản thân: “Không sao cả.”

Lòng từ bi – dù dành cho người khác hay cho chính mình – đều cần năng lượng. Cần sự chăm sóc. Nó bắt đầu từ bên trong. Nên trước khi mở lòng với ai đó đang khiến mình bực mình, mình cũng phải hỏi:
“Liệu mình có đang chăm sóc bản thân đủ để làm điều này chưa?”

Đây không phải là hành trình đi tìm sự hoàn hảo. Nó là một quá trình. Một quá trình chậm. Và khi mình vấp – mà chắc chắn sẽ vấp – thì tự trách không giúp được gì cả. Bắt đầu lại thì có.

Vậy nên mình viết bài này không chỉ để nhớ câu hỏi “Are you sure?”
Mà còn để nhớ rằng: sẽ có lúc mình không chắc mình có dừng lại kịp.
Và điều đó… cũng không sao.

Van Pham

Hey, I’m Van—your good friend (or, at least, I’d like to think so).

https://www.heyitsvan.com
Previous
Previous

Lessons from Goodbyes

Next
Next

I’m Fine Alone… But Maybe I’m Ready for Something More